Hãy thử một lần đóng vai sinh viên hay khách tham quan, ghé thăm Thư viện đại học Tôn Đức Thắng (TĐT) – cái tên được công chúng tấm tắc khen ngợi, trầm trồ gần đây để thấy rõ, thư viện này đúng là một minh chứng hoàn mỹ cho vai trò của nội thất trong dấu ấn sáng tạo không gian thiết kế.
Nếu kiến trúc nhấn mạnh vào ấn tượng thị giác đối với thiết kế thì nội thất chú trọng tạo sự thoải mái khi sử dụng không gian đó. Ai đã đến với khuôn viên thư viện đại học TĐT đều cảm nhận được điều này. Thư viện có 7 tầng với phong cách hiện đại, không gian và nội thất hài hòa khiến không ít sinh viên lần đầu tiên bước vào thư viện phải choáng ngợp và khẳng định: Đây là thư viện có 1 không 2 tại Việt Nam bây giờ.
Những chiếc bàn phối màu vàng và trắng nổi bật khiến cho không gian học thuật tinh tế hơn, kích thích sự sáng tạo của người học khi bước vào thư viện.
Ít ai biết rằng không gian thư viện đầy sáng tạo với những món nội thất kiểu dáng độc đáo, phối màu tinh tế và hiện đại này là kết quả của quá trình cộng tác lâu dài, kĩ lưỡng và đầy khó khăn giữa các thương hiệu HOME’FURNI nội thất cho các khu vực giải trí, góc cà phê, góc thư giãn và O’FURNI nội thất trong văn phòng, bàn ghế khu đọc sách, phòng họp và trường đại học TĐT. Tất cả bắt đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức.
Và đến thời điểm này, có thể nói các chuyên gia sáng tạo nội thất tài hoa đã thổi hồn vào kết cấu tòa nhà, tạo cho mỗi tầng một chủ đề, màu sắc riêng độc đáo và đầy ấn tượng
Thách thức đầu tiên bắt đầu với cái tên của thư viện: TDTU INSPiRE Library – Thư viện truyền cảm hứng! Vì vậy, nếu có một ai đó bước vào và cảm thấy không được truyền cảm hứng, không nắm bắt được tinh thần của thư viện thì đó chính là một sự thất bại. Trước áp lực đó, đội ngũ thiết kế sáng tạo và cung cấp nội thất đã liên tục sát cánh cùng đội ngũ giảng viên, sinh viên của trường đại học TĐT để thống nhất từng chi tiết nội thất nhỏ, từ vật liệu, kích thước đến màu sắc các bộ phận sao cho thật ăn khớp với ý tưởng thiết kế thư viện.
Tầng 2 mang tên Nỗ lực (Nisus)
Tầng 3 Minh mẫn (Sagacity)
Nhìn vào không gian rộng lớn, tươi sáng và hài hòa thấy ngay được sự trẻ trung, năng động và thoải mái. Hệ thống kệ sách tối giản, trang nhã, cùng sự phong phú về kiểu dáng, màu sắc, cách bài trí ghế ngồi, bàn thảo luận, hệ thống ánh sáng, hệ thống màn hình cùng décor những trích dẫn thú vị được treo rải rác trên tường… tạo cho thư viện không gian gần gũi, gắn kết và ấm áp.
Tầng 4 có tên Tiến bộ (Progress)
Xuyên suốt 7 tầng, phong cách nội thất thể hiện chất hiện đại, màu sắc tươi sáng, ngoài tông trắng chủ đạo của không gian thư viện còn có nét nhấn nhá đặc biệt với bảng màu riêng của từng tầng. Thiết kế nội thất tinh tế, hài hòa này đã thổi vào không gian học thuật truyền thống vốn khô khan một hơi thở tươi mới, đầy cảm hứng sáng tạo.
Có thể tìm thấy ở thư viện này những chỗ ngồi rất xinh xắn, ghế dựa lưng thoải mái, ghế lười êm ái, góc thảo luận nhóm ấm cúng, góc nghiên cứu chuyên sâu yên tĩnh và thoải mái…. Mỗi các tính khác nhau sẽ có những không gian ưu thích khác nhau: Không gian nghiên cứu, không gian thảo luận, gặp gỡ, khu vực cà phê, khu vực đọc giải trí, sảnh triển lãm….
Phong cách nội thất thấu cảm, tinh tế, hài hòa đến từng chi tiết đã thổi hồn cho không gian thư viện chắp cánh cho niềm đam mê học tập của sinh viên.
Các chuyên gia thiết kế nội thất đã rất thấu cảm trong cách nắm bắt xu hướng nội thất hiện đại kết hợp với tính cách của người sử dụng để biến một nơi vốn khô khan như thư viện thành một không gian giàu cảm hứng, nhiệt huyết và có cả “chất thơ” khi bất kỳ góc nhỏ nào trong thư viện cũng trở thành một góc sống ảo ngàn like đối với sinh viên.
Không gian nội thất truyền cảm hứng kết hợp hài hòa với dòng chảy tri thức sáng tạo năng động, đó là những điều đọng lại khi ghé thăm thư viện hiện đại bậc nhất Việt Nam. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều thư viện truyền cảm hứng khác được xây dựng để nuôi dưỡng niềm đam mê tri thức và mang đến một môi trường học tập tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Đinh Hằng – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc