Nhảy đến nội dung

Tác phẩm: Tiếng Gọi Của Hoang Dã (The Call of the Wild -1903) - Tác giả: Jack London (Bìa sách được thiết kế lại bởi sinh viên: Trần Khánh Huyền Trân)

  • Sinh viên: Trần Khánh Huyền Trân
  • MSSV: 32300108
  • Tác phẩm: Tiếng Gọi Của Hoang Dã (The Call of the Wild -1903) | Tác giả: Jack London
  • Mô tả:

    Tác phẩm thiết kế bìa sách Tiếng gọi của hoang dã là nỗ lực tái hiện tinh thần tác phẩm kinh điển của Jack London trong một bối cảnh hiện đại và có chiều sâu thẩm mỹ, mang hơi hướng viễn tưởng đầy suy tư. Bìa sách được thiết kế lại theo phong cách pha trộn giữa thiên nhiên hoang dã và tương lai công nghệ, nhằm làm nổi bật chủ đề cốt lõi: Hành trình từ thuần hóa trở về bản năng, từ trật tự xã hội đến sự tự do nguyên sơ.

    Điểm nổi bật trong bìa là hình ảnh chú sói ngồi lặng lẽ hướng về ánh sáng nơi thành phố tương lai, biểu trưng cho nhân vật Buck và hành trình từ một sinh vật được thuần hóa đến khi tái kết nối với bản năng hoang dã trong mình. Trung tâm hình ảnh là chú sói ấy đang ngồi trầm mặc dưới ánh trăng khuyết, phía trước là rừng cây vi mạch bao phủ bởi sương mờ, phía sau là ánh đèn neon xanh tím – ánh sáng đô thị len lỏi giữa thiên nhiên. Điều này gợi nhắc đến bối cảnh công nghệ cao đang xâm lấn mọi ngóc ngách và Buck – nhân vật chính – cũng từng bị thuần hóa bởi xã hội loài người trước khi về rừng.

    Trên cơ thể chú sói hiện tại, nổi bật lên các đường nét mạch điện tử chạy dọc theo thân và lưng, như một hình thức lai tạo giữa sinh vật hoang dã và máy móc. Chi tiết này mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự ảnh hưởng sâu sắc của xã hội hiện đại lại bản năng nguyên thủy – Buck không còn là một sinh vật thuần túy tự nhiên nữa mà đã mang trong mình ký ức, tổn thương và sự biến đổi môi trường đô thị. Tuy nhiên, dù mang vết tích công nghệ ấy, chú sói không gào hú dưới trăng – nó chỉ im lặng nhìn lên, như thể tiếng gọi của hoang dã không còn là một cơn thúc giục mãnh liệt, mà đã trở thành sự chấp thuận sâu sắc với chính mình, không cần gào thét để công nhận. Sự im lặng ở đây là tiếng gọi đã được lắng nghe, là sự trở về bình yên với chính mình sau tất cả đấu tranh. Mặt trăng khuyết, không trong đầy, thể hiện hành trình chưa trọn vẹn nhưng lại chân thật – như Buck vẫn mang theo ký ức loại người trong khi đã là sói hoàn toàn.

    Đặc biệt, đổ dài sau lưng chú sói là một hình bóng khác hướng ngược lại. Đây chính là hình ảnh quá khứ, thời điểm công nghệ chưa phát triển và mọi thứ đều là nguyên thủy, Buck đã là chú sói trưởng thành sau khi trải qua những đắng cay và khổ cực. Bóng đổ ấy như thể hiện hai chiều thời gian: quá khứ và hiện tại, con vật với bản năng ngày xưa và con vật trong thời đại viễn tưởng dù rằng cả hai đều được thuần hóa. Quá khứ chú sói trưởng thành trong môi trường tự nhiên, giữa rừng cây bao quanh thì bấy giờ chú sói hiện tại đã ở một môi trường công nghệ và khoa học bao trùm lấy không gian ấy Nó gợi ra hành trình chuyển hóa nội tâm, từ sự vật lộn với bản năng đến sự hòa giải, chấp nhận và cuối cùng là sự giải thoát.

    Tổng thể bìa sách không chỉ minh họa không gian truyện mà còn là sự giao thoa giữa biểu tượng và cảm xúc, giữa ký ức và hiện thực, giữa con người và thiên nhiên. Những chi tiết như ánh sáng xanh tím neon gợi nhắc sự kiểm soát của văn minh nhưng lại bị sương mờ và rừng già che phủ như ám chỉ việc bản năng cuối cùng vẫn vượt lên. Thiết kế này không chỉ làm mới hình ảnh Tiếng gọi của hoang dã, mà còn mở ra một góc nhìn mới – nơi hoang dã không chỉ là thứ bị đánh thức mà là thứ con người phải biết cách lắng nghe và thấu hiểu.